K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 7 2018

Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đang trên đà hội nhập với thế giới trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, khoa học, kĩ thuật. Công việc của chúng ta, những người giữ nhiệm vụ xây dựng đất nước trong tương lai là thu nhận, trau dồi kiến thức để sau này có thể làm tốt công việc của mình. Tuy nhiên hiện nay có một hiện tượng khá phổ biến làm ảnh hưởng rất lớn tới kiến thức và nhân cách của học sinh mà ai cũng biết, ai cũng thấy nhưng không phải ai cũng nói ra. Đó là hiện tượng quay cóp trong “ngành” học tập. Hiện tượng này đang ngày càng trở nên phổ biến, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả học tập của học sinh, sinh viên và đang là vấn đề cả xã hội phải quan tâm.

- Những biểu hiện của hiện tượng quay cóp

Những biểu hiện của hiện tượng quay cóp

Chúng ta không ai không biết đến hiện tượng quay cóp, đó là hiện tượng dối trá trong kiểm tra, thi cử. Quay cóp đồng nghĩa với nhìn và chép bài của người khác trong giờ kiểm tra dưới mọi hình thức: giở vở, ghi tài liệu lên bàn, lên giấy đủ kích cỡ.

Dấu tài liệu ở khắp mọi nơi: trong hộc bàn, hộp bút, dán lên đùi, bên cánh tay, dưới giày, trong áo, thậm chí là trong…quần, không những thế, “phe lười học” còn ghi cả tài liệu lên chính làn da mềm mại của mình.

Hiện nay, lại có cả phương tiện hiện đại “ hỗ trợ” cho việc quay cóp, đó là bút tàng hình và điện thoại di động. Nói tóm lại là biểu hiện của hiện tượng tiêu cực này rất phong phú về “chủng loại và cách thức”.

Trước khi kiểm tra, thay vì dành thời gian để học bài, xem lại bài thì ta lại chỉ lo chép tài liệu, photo tài liệu hay mất thời gian thu âm vào điện thoại. Khi kiểm tra, thay vì tập trung làm bài, ta lại nhìn ngang ngó dọc để tìm sự cứu trợ từ các bạn khác, nếu không ai hỗ trợ thì lại ngồi đợi, khi thầy cô không chú ý thì “tự lực cánh sinh” bằng cách giở tài liệu “mật”, lén lút đến vã mồ hôi.

- Tác hại

Hành động quay cóp này có thể đem lại cho học sinh những cái “lợi” nhất định, giúp ta làm tốt và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, thi cử. Nhưng nếu suy nghĩ kĩ thì cái “lợi” trước mắt sẽ là cái hại lâu dài cho bản thân chúng ta.

Việc quay cóp khiến chúng ta có thói quen ỷ lại vào người khác trong học tập, thụ động, không tư duy sáng tạo. Nó tạo cho ta những lỗ hổng kiến thức vô cùng nghiêm trọng khó có thể bù đắp, nó làm cho ta trở nên mục nát. Với những cuộc thi lớn hơn, khi các giám thị coi thi nghiêm túc hơn, khi các bạn xung quanh không cho chép bài thì chúng ta sẽ ra sao?

Không có kiến thức mà vẫn lên lớp ắt dẫn đến tình trạng ngồi nhầm lớp. Xã hội ngày càng phát triển, không kiến thức thì mình sẽ làm gì? Liệu ta có thể là gánh nặng của xã hội hay không? Những mầm non ấy, sau này sẽ cống hiến được gì cho đất nước? Dân tộc ta, đất nước ta sẽ ra sao khi những con người bất tài làm chủ nhân?

Việc quay cóp trong giờ kiểm tra còn làm cho các thầy cô mất lòng tin đối với ta, làm nảy sinh sự nghi ngờ và làm sứt mẻ mối quan hệ thầy trò thiêng liêng. Không chỉ vậy, chúng ta còn tự tạo ra cơ hội cho mình dối trá, tự bôi bẩn nhân phẩm, tư cách của mình. Thật xấu hổ cho những ai mắc bệnh quay cóp!

Việc quay cóp là cực kì đáng chê trách, nó có tác hại rất nhiều và hết sức to lớn đối với tương lai của học sinh và tương lai của đất nước. Bản thân chúng ta cần phải hiểu điều đó để trách xa việc quay cóp.

- Nguyên nhân

các “mánh khoé” quay cóp của học sinh

Nguyên nhân của việc quay cóp, trước hết là do mỗi học sinh chúng ta không tự nhận thức được mục đích và phương pháp học tập. Nhiều bạn chưa ý thức được việc học của mình quan trọng đến mức nào, các bạn hay mang trong mình tư tưởng “được đâu hay đó”, hay “nước đến chân mới nhảy”, nhiều bạn chủ quan trong học tập, nhiều bạn học theo lối học hình thức, chỉ muốn điểm cao nhưng lại không chịu khó học bài, để rồi đến giờ kiểm tra thì loay hoay, nhờ vả hay chép tài liệu để đối phó với điểm số, với thầy cô. Nguyên nhân khác là do ta thiếu lòng tự trọng, không tôn trọng giáo viên và không tôn trọng chính bản thân mình.

Nhưng cũng không thể nói hoàn toàn là lỗi của học sinh, thầy cô cũng là nguyên nhân khách quan, các thầy cô coi thi không lường trước hết các “mánh khoé” quay cóp của học sinh nên không chấn chỉnh được. Khi nhìn thấy bạn mình quay cóp mà không bị xử lí, các bạn khác liền bắt chước làm theo. Cứ như vậy dẫn đến việc “người người giở tài liệu, nhà nhà giở sách” hoặc có thầy cô quá nhân nhượng, vì những lí do khác nhau, không có biện pháp xử lý thích đáng trước những hành động sai trái của học sinh, làm cho học sinh coi thường kỉ cương.

- Giải pháp chống quay cóp

Để tránh việc quay cóp, trước hết bản thân học sinh chúng ta cần phải tự xác định được mục đích học tập là tích luỹ tri thức, kỹ năng để làm hành trang cho mình trong cuộc sống. Để nói không với quay cóp hãy học thật, thi thật. Chúng ta hãy giành thời gian để học bài, giảm bớt thời gian chơi bời, có phương pháp học tập hiệu quả. Đối với những môn khó học bài như Lịch sử, Địa lý, các bạn hãy ghi những ý chính, những từ quan trọng, trên lớp thì tập trung nghe giảng bài, về nhà thì học bài kỹ, làm bài đầy đủ.

Còn về phía nhà trường, các thầy cô nên nghiêm khắc hơn, tăng “mức án” phạt cho mỗi “tội phạm” quay cóp, để cho những “tội phạm” này “cải tà quy chính”.

Quay cóp là hiện tượng xấu trong học đường, là con mọt gặm nhấm kiến thức, phá hoại nhân cách của học sinh, vì vậy hãy nói không với quay cóp. Chúng ta – tất cả học sinh những chủ nhân tương lai của đất nước, hãy cố gắng học tập để trở thành những người vừa có đức vừa có tài và cùng nhau xây dựng một đất nước giàu mạnh hơn.

nếu em là giáo viên

em sẽ tát vở mồm đứa copy

hoặc

cho nó ăn 0

16 tháng 1 2020

cái gì không biết phải tra google nha bạn

21 tháng 2 2022

Em viết theo các ý này nhé:

Nêu lên câu chủ đề (VD: Vấn đề học sinh tụ tập trong thời buổi dịch bệnh là vấn đề hết sức lo ngại hiện nay...)

Khái niệm tụ tập là gì?

Tác hại của việc tụ tập trong thời buổi dịch bệnh?

Dẫn chứng?

Biện pháp khắc phục?

Liên hệ bản thân em? 

Kết luận.

5 tháng 2 2023

Dàn ý cho bạn nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu hiện tượng: "học sinh tham gia giao thông hiện nay".

Mẫu: VN hiện nay được bầu chọn là một trong những nước có nền văn hóa giao thông khá kém. Vì sao lại thế?. Hôm nay, em xin phép nói về hiện tượng học sinh tham gia giao thông hiện nay để làm rõ vấn đề trên.

Thân đoạn:

- Cách tham gia giao thông của học sinh:

+ Mới lớn thích thể hiện, khoe mẽ nên phóng nhanh tốc độ dẫn đến tai nạn khá nhiều.

+ Vừa đi vừa nói chuyện, nghe điện thoại.

+ Đi thành hàng 2,3 gây nguy hiểm.

+ ....

- Văn hóa giao thông:

+ Còn thiếu ý thức về việc đội mũ bảo hiểm.

+ Đa phần học sinh hiện nay được cha mẹ đưa xe đi học mà chưa được dạy dỗ về ý thức giao thông.

 + ...

- Hậu quả:

+ Gây tai nạn cho bản thân.

+ Làm cho người khác thương tật, (báo cha báo mẹ =)

+ Tốn của cha mẹ bồi thường, sửa xe.

+ ...

- Giải pháp:

+ Thầy cô nhắc nhở các em học sinh về ý thức tham gia giao thông.

+ Cha mẹ cần dạy dỗ cách chạy xe an toàn cho con trước khi đưa xe cho con chạy.

+ ...

- Mở rộng:

+ Không chỉ học sinh hiện nay mà người lớn cũng cần phải có ý thức tham gia giao thông.

- Thực trạng:

+ Hiện tượng bóp kèn khi nghẹt đường diễn ra thường xuyên.

=> Phê phán ý thức, lối suy nghĩ của một số người "sống nhanh, vội".

+ Vượt đèn đỏ trái phép.

+ Lấn lề đường đi bộ khi kẹt xe.

=> Nguyên nhân một phần của học sinh hiện nay lái xe không an toàn là từ sự "làm gương" xấu của người lớn.

Kết đoạn:

- Khẳng định lại vấn đề lần nữa.

30 tháng 4 2023

Thời buổi đất nước ngày càng hiện đại hóa, công nghệ thông tin phát triển không chỉ mang lại lợi ích với đời sống kinh tế văn hóa xã hội mà còn tác động mạnh đến giáo dục. Công nghệ thông tin một mặt mang lại những tích cực trong giảng dạy và học tập của học sinh, mặt khác lại mang những tiêu cực đối với học sinh, tiêu cực lớn nhất chính là các trò chơi điện tử, khi học sinh tiếp cận và ham mê những trò chơi điện tử sẽ dẫn đến sự sao nhãng trong học tập.

 

Ngày nay thế hệ trẻ nói chung và các bạn học sinh nói riêng biết đến các trò chơi điện tử nhiều hơn là biết đến các trò chơi dân gian ngày xưa. Còn đâu thế hệ học sinh chơi trò nhảy dây, ô ăn quan, nhảy ô bước,... bởi các bạn đã biết đến những trò chơi điện tử mới lạ và hấp dẫn hơn. Trò chơi điện tử nói chung là các trò chơi, giải trí liên quan đến thiết bị điện tử và có kết nối mạng, nổi lên trong các trò chơi điện tử được học sinh chơi nhiều hiện nay là đá bóng, bắn súng, sinh tồn,... Trò chơi điện tử được ra đời vốn là để giải trí, thư giãn sau những giờ học, trò tiêu khiển để giết thời gian, song việc lạm dụng trò chơi điện tử lại dẫn đến việc bỏ bê học tập, ham chơi hơn học. Các trò chơi điện tử với tích chất mới mẻ, khơi gợi trí tò mò, kích thích sự nhạy bén sáng tạo của người chơi nên rất thu hút giới học sinh ưa thích khám phá. Nhiều bạn học sinh, phần lớn là các bạn nam, có thể ngồi hàng giờ trước máy tính mê mẩn với những trò chơi, có khi bỏ cả học để đi chơi, dành hết thời gian học tập để chơi điện tử.

Các thầy cô và phụ huynh cũng không còn xa lạ với hiện tượng học sinh trốn học chơi điện tử, đi học muộn, đi về muộn chỉ vì chơi điện tử. Việc chơi điện tử chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sao nhãng trong học tập của học sinh. Rất khó để ngăn chặn tình trạng này bởi thực tế ngày càng có nhiều quán điện tử mọc lên như nấm sau mưa, đặc biệt là cạnh các trường học, hoặc ở bất cứ nơi đâu kể cả thành thị và nông thôn, cứ hễ có quán là có học sinh đến chơi. Các quán càng ngày càng hiện đại với hệ thống máy xịn, phòng mát và phục vụ đồ ăn, gắn liền với đó là hàng loạt các trò chơi hấp dẫn thu hút học sinh. Tác hại từ trò chơi điện tử rất khó lường, đối với học sinh chơi điện tử ở mức độ cao chỉ mang lại tác hại chứ không hề bổ ích.

Trước nhất là tốn thời gian và tiền bạc của cá nhân, nếu không có tiền lại nói dối xin tiền bố mẹ, tiếp theo đó là khi đã ham mê chơi điện tử các bạn sẽ không còn thời gian cho việc học, không tập trung học và kết quả học tập sa sút. Ảnh hưởng sức khỏe từ chơi điện tử là không thể phủ nhận bởi các bạn có thể chơi đến mức quên ăn quên ngủ. Ngoài ra, bản thân người học sinh dễ nhiễm những thói hư tật xấu, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Cần phải có cách khắc phục để trả lại tính lành mạnh của trò chơi điện tử với học sinh, bằng cách mỗi học sinh phải tự giác nhận thức mức độ chơi điện tử vừa phải, hợp lý, cân đối thời gian giữa học và chơi. Nhà trường và phụ huynh cần quản lý chặt hơn, tạo nhiều sân chơi lành mạnh hơn cho học sinh và con em mình, các cơ quan chức năng nên quản lý nghiêm các quán hoạt động trò chơi điện tử.

Là người học sinh, là thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta cần phải nhận thức rõ những tác hại và lợi ích của trò chơi điện tử để từ đó tự mình xây dựng chế độ học tập và vui chơi giải trí hợp lý. Hãy là một người học sinh thông thái, biết chọn lọc và khai thác những lợi ích của việc chơi điện tử và tránh những tác hại mà chúng gây ra.

30 tháng 4 2023

chơi quan tâm j

 

18 tháng 11 2016
     Trong lúc thầy cô đang say sưa giảng bài thì bỗng dưng tiếng chuông điện thoại vang lên: reng reng … Như một phản xạ tự nhiên thầy cô sẽ ngưng giảng, nhìn về phía phát ra âm thanh. Rõ ràng điều này đã làm gián đoạn mạch cảm xúc, tư duy của thầy cô giáo, làm bài giảng phải ngưng lại và làm ảnh hưởng đến các bạn khác trong lớp đang chăm chú theo dõi bài học. Kết luận thứ nhất: Việc sử dụng điện thoại trong giờ học làm gián đoạn sự học của mọi người và làm đứt mạch giảng bài của thầy cô giáo.

Khi bạn đang theo dõi bài học, thì giật mình vì điện thoại reo lên: reng reng … Bạn sẽ phải bắt máy, rồi xin phép thầy cô ra ngoài. Điều này vô tình làm bạn không theo kịp nhịp bài học, bởi sau khi bạn quay vào lớp thì thầy cô đã giảng sang phần khác rồi.

Nhiều bạn để điện thoại ở chế độ rung hoặc chế độ im lặng trong tiết học, nhưng một lúc lại mở lên xem có ai nhắn gì không? Điều này vô tình làm bạn mất tập trung, tâm trí phân hai nên việc theo dõi bài giảng của thầy cô không thông suốt. Do đó việc tiếp thu bài của bạn bị hạn chế, nhiều lúc ngơ ngác không hiểu thầy cô đang nói gì.

Với một số điện thoại thông minh (smart phone) có thể kết nối internet và mạng xã hội như facebook, G+, … càng làm cho bạn mất thời gian vào những chuyện online hơn nữa. Thậm chí có bạn còn đeo tai phone nghe nhạc, xem phim, quay phim, chơi game, … trong giờ học và xem đó như một mốt thời thượng. Thay vì chú tâm vào bài giảng của thầy cô, bạn lại say sưa với những trò giải trí trên điện thoại, còn tâm trí đâu mà học với hành nữa.

45 phút trôi qua rất nhanh chóng, chỉ vài bài nhạc hay vài level trong trò chơi là hết một tiết học. Do đó, trong giờ học các bạn nên tắt nguồn điện thoại để toàn tâm, toàn ý chăm chú lắng nghe thầy cô truyền thụ kiến thức, chỗ nào không hiểu phải hỏi lại ngay. Có như thế tiết học của bạn mới đạt hiệu quả cao.

Cha mẹ của bạn làm việc rất vất vả mới có đủ tiền để nuôi và đóng học phí cho bạn đến trường. Hãy trân trọng những đồng tiền do cha mẹ bạn làm ra, cũng như trân trọng những giọt mồ hôi cực khổ, nhọc nhằn của cha mẹ bạn vậy. Ngay cả cái điện thoại của bạn đang sử dụng cũng là công sức không nhỏ của cha mẹ mới có thể mua được cho bạn đấy.

Đừng lãng phí thời gian, bởi vì thời gian là vàng bạc – rất quý giá. Đừng lãng phí tiền bạc, bởi làm ra đồng tiền không hề dễ dàng. Nghề nghiệp sau này của bạn như thế nào đều phụ thuộc vào những giờ học trên lớp của bạn đó – Đừng để điện thoại huỷ hoại tương lai của mình các bạn nhé!